Lời bình Tiêu_Tự_thần_chung

Bài Hán thi Tiêu Tự thần chung, tác giả đã khéo mượn thêm ý cảnh bên ngoài chùa chiền để làm nổi bật tiếng chuông chùa. Thi sĩ Đông Hồ có lời bình đại để như sau:

Câu phá đề (câu 1) bốn chữ "tàn tinh liêu lạc" rất đắc địa. Câu thừa đề (câu 2) điểm ngay vào tiếng chuông vang lên trong cảnh đêm tàn. Câu thực trên (câu 3), nói về tai người nghe tiếng chuông mà lòng những mơ màng. Câu thực dưới (câu 4) tả thanh âm của hồng chung đồng vọng vang đầy khắp bờ cây nến nước. Cặp luận (câu 5 & 6) mượn thêm tiếng hạc, tiếng quạ. Hai câu kết (câu 7&8) nói lòng người bâng khuâng khi vừa mới thức, giấc mộng vừa tan, bên gối mơ màng, tâm hồn chưa định, thì bỗng vang lên một tiếng gà gáy sớm, mà người đã khát khao, chờ đợi...Toàn thể bài Hán thi, nửa trên nói về tiếng chuông; nửa dưới mượn thêm những tiếng khác góp với tiếng chuông để gây nên một bản hòa tấu thanh âm, một khúc nhạc đón bình minh rộn rã; làm cho cảnh chùa tịch mịch mà bỗng hóa xôn xao, đang buồn bã bỗng hóa vui. Bài đã tỏ được cảnh "tiêu tự", mà lại tỏ rõ được tiếng "thần chung".

Đề cập bài Tiêu Tự thần chung luật Nôm, thi sĩ Đông Hồ cũng có lời bình:

Tác giả mượn tiếng chuông chùa để cảnh tỉnh người đời. Ý thơ rất đắc địa, vì thời khắc thỉnh chuông vừa đúng lúc tàn canh, người đời cũng vừa tỉnh cơn mộng mị.[7]

Trích thêm nhận xét của GS. Lê Đình Kỵ:

Tiếng chuông trong bài thơ Nôm Tiêu Tự thần chung không phải là tiếng chuông chiều mộ vắng của một Hàn sơn tự nào, mà là tiếng chuông giữa buổi sớm, nó đánh thức hơn là ru ngủ. Tuy nó gợi đến kiếp phù sinh, đến cuộc đời mộng ảo; nhưng người đọc vẫn cảm nhận được đó là một tiếng chuông vang dội át cả tiếng sóng rền, làm rung chuyển tận cung mây, lay động đến các vì tinh tú...qua những câu thơ đầy khí thế.[8]

Liên quan